TRUNG TÂM VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MIỀN NÚI CSDM - Địa chỉ: Số 9 dãy 16B1 Làng Việt Kiều Châu Âu, Phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội - Điện thoại: (84)4 3 3528 555

Bài viết mới

29/1/24

E-SAK KA OU DECLARATION

Xem tiếng Anh tại đây  

          Xem bản dịch tiếng Việt tại đây 

7/2/22

5/8/21

ODV và CSDM Sự hợp tác qua dự án "Phụ nữ kể chuyện - Women story-telling

 


 

ODV-CSDM – Sự hợp tác trong dự án WOMEN STORY-TELLING

 I.                Bối cảnh tạo nên sự hợp tác

Trong thập kỷ qua, sự phát triển kinh tế ở Việt Nam đã tác động tiêu cực đến cảnh quan môi trường

và xã hội thông qua nạn phá rừng trên diện rộng, mất an ninh nguồn nước/lương thực và quyền sử dụng đất, cũng như gia tăng bất bình đẳng. Điều này đặc biệt đe dọa đến các nhóm phụ nữ (đặc biệt là phụ nữ nông thôn) và các dân tộc thiểu số, những người ít được trang bị để thích ứng với thiên tai và thay đổi cảnh quan. Phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng bản địa, không phải lúc nào các quan sát viên bên ngoài cũng có thể nhìn thấy hoặc hiểu được đầy đủ. Những thay đổi đang diễn ra trong xã hội bản địa, dưới áp lực của sự phát triển kinh tế, đang làm suy yếu niềm tin và sự tôn trọng đối với thế giới truyền thống và tâm linh. Họ đe dọa cắt giảm tầm quan trọng của các nhà lãnh đạo nữ và góp phần làm suy yếu địa vị của phụ nữ bản địa.

Nhóm Dữ liệu mở về Phát triển Việt Nam (ODV) đang phát triển một loạt các câu chuyện dữ liệu cung cấp bối cảnh để nâng cao nhận thức của cộng đồng về các thực hành tôn giáo của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Thông qua dự án này, những phụ nữ được nhắm mục tiêu tham gia IEM sẽ học các kỹ năng cơ bản về dữ liệu cơ bản để tham gia hiệu quả vào việc quản lý dữ liệu mở và sử dụng cách kể chuyện trực quan để thúc đẩy sự thay đổi trong các câu chuyện chính thống về phụ nữ bản địa và nâng cao nhận thức về vai trò của họ trong cộng đồng với tư cách là người lớn tuổi, các nhà lãnh đạo tôn giáo , người chữa bệnh, nữ hộ sinh và kho kiến ​​thức về thực hành tâm linh và nghi lễ tôn giáo.

Trung tâm Phát triển Bền vững Miền núi (CSDM) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập theo Quyết định số 200 / QĐ, ngày 17 tháng 10 năm 2000. Kể từ khi thành lập, CSDM đã tồn tại đúng như tên gọi, cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho các cộng đồng DTTS ở miền núi và thực hiện nhiệm vụ quan trọng là giáo dục cộng đồng về ý nghĩa thực sự của sự tồn tại của DTTS. CSDM là tổ chức hàng đầu trong các dịch vụ và công tác vận động chính sách của chương trình Dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

II.              Những kết quả đạt được từ sự hợp tác thông qua hoạt động dự án “Phụ nữ kể chuyện”

Ngay từ những cuộc thảo luận đầu tiên về mục đích, mục tiêu và đối tượng hưởng lợi, giữa ODV và CSDM đã xác định được rất nhiều điểm tương đồng để đi đến hợp tác triển khai các hoạt động của dự án. Tháng 12 năm 2020 ODV và CSDM đã ký văn kiện hợp tác giai đoạn từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. Trên tinh thần hợp tác và chia sẻ, trong thời gian ngắn, dự án đã đạt được các thành tựu đáng kể đạt được những mục đích, mục tiêu trong thỏa thuận giữa 2 bên.

Dự án đã lựa chọn 02 địa bàn thuộc mạng lười VTIK do CSDM đang điều phối đó là xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái và xã Nghĩa Lợi, Nghĩa Lạc huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An. Đối tượng hưởng lợi ban đầu của dự án là các chị em người dân tộc Thái thuộc câu lạc bộ Mường Khiêu, xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ tỉnh Yên Bái và các chị em phụ nữ dân tộc Thổ tại 2 xã Nghĩa Lợi và Nghĩa Lạc huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An

1.      Sự phù hợp và khả năng đáp ứng giữa 2 tổ chức

CSDM

ODV

       Có địa bàn và kinh nghiệm làm việc cùng các cộng đồng người dân tộc thiểu số, nắm rõ/hoặc dễ dàng thu thập các thông tin về nhu cầu của các cộng đồng nơi CSDM đã và đang làm việc

 

-     Nhu cầu hợp tác với các đối tác / chuyên gia địa phương tại Việt Nam để thực hiện dự án bao gồm các hội thảo tổ chức được thiết kế để xây dựng sự tự tin với đào tạo thực hành các kiến thức và kỹ thuật phục vụ cho đóng góp cung cấp các thông tin cho hệ thống dữ liệu mở.

        Các dự án và hoạt động CSDM luôn hướng tới là cộng đồng các dân tộc thiểu số

-   Dự án Women Story-telling hướng đến trao quyền cho phụ nữ người dân tộc thiểu số

       Có nhu cầu tiếp cận và quảng bá những kiến thức, kỹ thuật mới về tiếp cận cũng như cung cấp thông tin tới các cộng đồng người dân tộc thiểu số

-        Có các chuyên gia, công cụ và nền tảng để thu thập, hệ thống và cung cấp thông tin. Các kiến thức và kỹ thuật này dễ tiếp cận và dễ sử dụng, không đòi hỏi người dùng phải có trình độ cao. Mọi thứ được đơn giản hóa phù hợp với nhận thức của người dân bình thường, đặc biệt là người dân ở những nơi khó khăn trong tiếp cận khoa học kỹ thuật mới.

        Có nhân lực và phương tiện để cùng ODV triển khai các hoạt động

-    Có nhân lực và phương tiện để cùng CSDM triển khai các hoạt động

 2.      Những thành tựu đáng kể

             2.1. Nâng cao năng lực tổ chức và cộng đồng

     ODV đã cung cấp một chuỗi các hội thảo và tập huấn cho cán bộ CSDM nhằm trang bị những kiến thức và kỹ thuật cần thiết để sử dụng trước khi triển khai đến cộng đồng. Các khóa tập huấn này hoàn toàn là trang bị kiến thức và chuyển giao công nghệ, ODV không can thiệp đến các phương pháp tiếp cận cộng đồng của CSDM.

      Cán bộ CSDM sau khi được đào tạo và tiếp nhận các công nghệ đã tiến hành tổ chức các khóa tập huấn chia sẻ và chuyển giao tiếp cho cộng đồng với sự hỗ trợ kỹ thuật của ODV, qua đó CSDM cũng chia sẻ được các phương pháp tiếp cận và làm việc với cộng đồng của mình với ODV.

      Thành viên 2 CLB được thực hành về kỹ năng trình bày, viết ý tưởng câu chuyện, kỹ thuật chụp ảnh, quay phim, căn chỉnh hình ảnh, được hướng dẫn cài đặt ứng dụng chỉnh sửa ảnh, cài đặt công cụ thu thập dữ liệu Mapeo để thiết lập bản đồ và giám sát, định vị những vị trí quan trọng tại cộng đồng cần được bảo vệ…

    2.2.  Các kết quả được trực quan hóa và có giá trị sử dụng lâu dài.

     Đáng kể ở đây là các kết quả mà dự án đem lại được thực hiện, được kiểm chứng và khẳng định bởi chính các cộng đồng, tất cả được trực quan hóa bằng hình ảnh và clip, được định vị bằng công nghệ MAPEO. Do đó phù hợp với mục đích quản lý các dữ liệu mở có sự tham gia mà ODV đã xác định

      Mọi thông tin chia sẻ đều được sự đồng thuận giữa cộng đồng, CSDM, ODV trước khi đăng tải và dễ dàng truy cập tham khảo. Một số thông tin điển hình từ dự án theo các đường dẫn sau

o   Lễ hội Xên Đông tại xã Hạnh Sơn: https://youtu.be/D0A50UsnfnA

o   Trưng bày tại Nghĩa Đàn: https://youtu.be/TjEFWvbGNHM

o   Cảm nhận của phụ nữ Nghĩa Đàn: https://youtu.be/dupKJzOQevc

o   Triển lãm dự án tại Hạnh Sơn: https://youtu.be/MaUspw-BsVg

III.            Lời kết

Có thể nhận thấy sự phù hợp về tầm nhìn, mục đích mục tiêu và hướng tới sự thay đổi tích cực cho các cộng đồng dân tộc thiểu số, mà không làm mất đi các giá trị văn hóa tín ngưỡng của họ là một mấu chốt quan trọng tạo nên sự hợp tác hiệu quả giữa ODV và CSDM.

Mặc dù đây là giai đoạn đầu của dự án, mang tính thử nghiệm nhưng cũng đã cho thấy sự phù hợp với các cộng đồng người dân tộc thiểu số, ở dụ án này cụ thể là phụ nữ dân tộc thiểu số, họ là một thành phần quan trọng nhất trong cộng đồng để gìn giữ và lưu truyền các giá trị văn hóa, cũng như bảo vệ các giá trị đó.

Đối với CSDM và ODV là các tổ chức phi lợi nhuận, sự tham gia của chính những người dân tộc ở các cộng đồng đã đóng góp hiệu quả nhất vào việc quản lý và sử dụng dữ liệu mở.

 

Nhận tin qua Email

Liên hệ qua Email

adm@csdm.vn

Thành viên CSDM