TRUNG TÂM VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MIỀN NÚI CSDM - Địa chỉ: Số 9 dãy 16B1 Làng Việt Kiều Châu Âu, Phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội - Điện thoại: (84)4 3 3528 555

21/1/14

Tương Dương (Nghệ An) khôi phục luật tục bản Mường.

(Buổi thi viết chữ Thái Lai Pao tại lễ hôi )
Huyện Tương Dương ( Nghệ An ) trước đây gồm có 8 mường đó là mường xiêng tắm, mường xiêng lằm, mường xiêng sẩng, mường xiêng hương, mường xiêng chả lạp,
mường xiêng My, xiêng Men và mường pồ. Mường xiêng tắm gồm có 3 xã  ( xã Luân Mai, Nhôn Mai, Mai Sơn ). Mường xiêng lăm cũng có 4 xã ( xã Kim Đa, Kim Tiến, Hữu Khuông, Hữu Dương). Mường xiêng Sẩng gồm 1 xã ( xã Lượng Minh) Mường xiêng Hương có 2 xã ( Xã Xã Lượng, xã Lưu Kiền ). Mương xiêng Chả Lạp thuộc 3 xã ( xã Tam Thái, Tam Hợp, Thạch Giám nằm trong khu vực Thị trấn Hoà Bình dọc theo quốc lộ 7 A ) Mường Pồ gồm 2 xã ( xã Tam Quang, Tam Đình ). Trong toàn huyện có 21 xã thị trấn và 6 dân tộc anh em ( Thái, Kinh, Khơmú, dân tộc Mông, Tầy pọng, Ơđu). Trong đó dân tộc thái chiếm 69, 8 %, Mông chiếm hơn 5 % Khơmú chiếm 9,9 %, Kinh chiếm 10 %, Ơđu chiếm 0,1 %, Tầy Pọng chiếm 4%.

  Mường xiêng my, xiêng men của huyện Tương Dương được chia thành 5 xã ( xã Yên  Na, Yên Hoà, Yên Tĩnh, Yên Thắng, Nga My ) vùng có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống ở đây dân tộc Thái chiếm 85 %, khơmú chiếm 10 % dân tộc Ơđu có 0,5 %  nằm dọc theo tuyến đường từ bản Vẽ đến giáp với xã bình Chuẩn huyện Con Cuông thuộc lưu vực khe huội nguyên chảy dọc theo quốc lộ 7,48 tuyến đường từ Tương Dương sang huyện Quì Hợp. Cach đây hơn 50 năm người dân nơi đây họ luân phục dựng những nét tâm linh như đền thờ và các phong tục tập quán, xến bản, xến mường, lễ hội xăng khan của người Thái, lễ cầu mùa của người khơmú đặc biệt là nét văn hoá thường hoạt động theo nhóm của dân tộc bản địa.

Riêng mường xiêng men thuộc xã Yên Hoà, Yên Na, Yên Thắng trước đây ở khu vực này họ đã dựng được 7 ngôi đền, trong khu vực Yên Hoà cũng có 4 ngôi đền, Yên Na có 2 đền và Yên Thắng có 01 đền nằm ở cửa khe huổi nguyên. Từ 40 năm trở về trước những ngôi đền này rất linh thiêng hằng năm vào mùa xuân mọi người ai nãy đều tập trung đóng góp vào tổ chưc lễ hội trong dịp tháng riêng để cầu thần linh che chở cho cuộc sống dân sinh được an lành, thời tiết mưa thuẩn gió hoà, mùa màng bổi thu, những tâm linh ấy đã được bà con dân tộc thiểu số rất tĩn ngưỡng, nhưng từ 30 năm trở lại đây những ngôi đền dần dần bị tan hoang có thể một số người dân nơi đây họ không cũng thờ nữa và mọi phong tục của người Thái cũng đã mai một theo thời gian. Như tục đám cưới, tục cũng vía buộc chỉ cổ tay và các lễ hội khác.

Tuy nhiên trong những năm qua người dân bản địa nơi đây họ tự đánh mất những phong tục và nét văn hoá độc đáo của mình nhưng từ năm 2010 trở lại đây các bậc tiền bối cao niên của người Thái cũng đã và đang khôi phục rồi tôn tạo các phong tục tập quán của mình đặc biệt vào dịp tháng riêng hằng năm các bản làng thường hay vận động người dân chung tay đóng góp gạo, tiền để tổ chức lễ cũng đền, như đền Pèn, đền hốm búa, đền ngã ba ở Xiềng Líp, Yên Hoà, đền Xôp Xuông ở xã Yên Thắng, đền bản Pột xã Nga My và mọi hoạt động của người Thái mặc dù bước đầu khó khăn về vật chất sơ sài về tinh thần nhưng họ vẫn duy trì bảo tồn và phục dựng lại những ngôi đền đã bỏ hoang trong suất thời gian qua, các cụ già ở đây cho rằng là dân tộc thiểu số nếu không tôn trong phong tục tập quán thì cuộc sống cũng không được an lành.

Cụ. Lo Văn Đánh năm nay 87 tuổi ở bản xiềng Líp xã Yên Hoà. Cụ tâm sự, cach đây
hơn 60 năm các đền thờ ở khu vực huyện Tương Dương đền nào cũng có chủ và hàng ngày đều có người quét dọn, rồi thăp hương với lại hàng năm từ già đến trẻ ai náy đều đến thắp hương cầu thần linh phù hộ cho một năm  mưa thuận gió hoà cho nên cuộc sống của người dân trước đây rất khoẻ mạnh và khí hậu trong lành. Nhìn chung ở huyện Tương Dương ( Nghệ An ) đền to nhất gồm có 3 đền đó là đền Vạn Cửa Rào, đền Xôp Xuông ở cửa khe huổi Nguyên và đền bản Pột xã Nga My, những ngôi đền này từ trước đến nay họ luân tổ chưc làm lễ cũng, nhưng trong đó có đền Vạn Cửa Rào là được sở văn hoá TT ( Nghệ An ) công nhận là một di sản văn hoá của Tỉnh, từ năm 2009 trở lại đây thường tổ chức lế hội đền lớn nhất của huyện.
Sưu Tầm. Lô  May Hằng  VTIK                          
                                                                                        Tương Dương  ( Nghệ An )
  

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

 

Nhận tin qua Email

Liên hệ qua Email

adm@csdm.vn

Thành viên CSDM