Thú
thực đã bao đời nay là người thái hằng năm họ thường tổ chức lễ mừng cơm mới
vào mùa thu dịp tháng 8 – 9 (AL) mà nay nhiều hộ không có dịp mừng lúa mới như
Trước đây. Vả lại đã ngót hai chục năm nay, rất nhiều hộ gia đình không còn
phát nương làm rãy nữa. Rừng đã lùi xa người, không còn ở quanh bản như cái
ngày còn ấu thơ. Vì thế mà mùa lúa rãy dần lùi vào dĩ vãng. Như một số nhà chỉ
còn làm lễ mừng lúa mới khi gặt vụ tháng mười. Nói như cụ. Lô Văn Định ở bản Xiềng Nứa xã Yên Na huyện
Tương Dương ( Nghệ An ) năm nay 84 tuổi vốn quen với tục lễ của dân tộc thái
cho rằng. Thì làm lễ mừng cơm mới như hiên nay
cốt để không quên đi tập tục ông bà để lại. Vì thế nhiều khi chỉ chiếu
lệ cho có mà thôi. Còn đối với các cụ già như chúng tôi rất băn khoăn về tập
tục cho nên lễ này chỉ làm theo khi còn làm lúa rãy.
Ngày
trước, mỗi năm, từ già đến trẻ chờ mong hai dịp : Tết nhất thì không nói làm
gì, đó là dịp ai nấy đều háo hức chờ để được mặc áo mới rồi sáng ra đi uống
nước tiên, mùa lúa mới cũng được hàng nghìn người thái mong chờ không kém. Đơn
giản chỉ để được ăn bữa cơm đầu tiên của mùa rãy mới. Hồi ấy, cứ đến dịp nghỉ
hè là học sinh của dân tộc thái lại trở về giúp gia đình ở miết trên chòi canh
nương cùng bà nội làm cỏ rãy, đêm về nghe kể chuyện, học hát khắp. Mùa hè của
thời thơ ấu bắt đầu từ khi cây lúa cao ngang ngực trẻ con (với người lớn, lúa
chỉ mới ngập quá đầu gối). Mùa hè kết thúc khi những bông lúa đầu tiên trổ
đòng. Tuổi học trò phải quay lại lớp học, mặc dù lúc này hương hoa lúa đang
ngát lừng khắp đồi nương.
Lễ
mừng lúa mới được tổ chức sau lễ cúng rãy. Trong dịp này lúa đã ngậm sữa, bông
cong vút, hạt căng mẩy nhà nhà hão hức xắm sửa cho gia đình một ngày lễ mừng
lúa mới. Người ta thường chọn một ngày tốt trong tháng để làm lễ mừng lúa mới.
Buổi sáng, các bà phủ nữ dậy từ khi núi còn dày đặc sương tay cầm chiếc hẹp (công cụ có chấu như hái, liềm nhưng nhỏ
xíu có thể cầm gọn trong lòng bàn tay) đi chọn lấy những bông lúa trĩu hạt
nhất cắt thành từng bó nhỏ chuyển về nhà. Đàn ông ở nhà đã bắc sẵn chảo nước
sôi sùng sục để luộc lúa. Từng bó lúa đem luộc chín sau đó đưa ra phơi nắng cho
đến khi hạt lúa khô giòn mới đem giã. Sản phẩm của sự kỳ công này là một thứ
gạo có màu xanh lá mạ, từa tựa màu cốm non của các làng ven đô Hà Nội mà mãi
sau này được nhiều người hâm mổ biết đến.
Vào
buổi chiều của ngày lễ mừng lúa mới các bà đem gạo ra ngâm sâu ít phút rồi đưa
bỏ vào cái hông đặt lên bếp nấu chín tối sẽ đồ đem cúng tổ tiên. Đó là một thứ
xôi dặc biệt và thêm với món mọc, chế biến bằng thịt gà hoặc cá, mà họ thường
nấu rất lâu. Trong ngày lễ này con cháu xa gần cũng tụ hội về chung vui. Để
chúc mừng mùa vụ mới thắng lợi, chúc cho những mùa sau thóc lúa sẽ đầy nhà, để
niềm vui lại về trong những mùa lúa mới.
Trong
bữa cơm thân tình mừng lúa mới, họ tổ chức khá sôi nội và cất lên những lời hát
sươn ( Là một thể loại dân ca của người
thái ) Bài ca hay nói về một khu vườn đầy hoa thơm trái ngọt với ý nghĩa
mong ước một cuộc sống ấm no sung túc. Đó là một điệu hát vẫn thường ngân lên
giữa bản vào những dịp vui như lễ mừng lúa mới...
Bài Viết: Lô May Hằng. Yên Na.
(Tương
Dương Nghệ An)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét