Động Thái Ban đầu của chính quyền
Trong những năm gần đây cơ sở hạ tầng, đường sá ở miền núi đang được đầu tư xây dựng mở ra cơ hội cho việc phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, trong đó có công trình thuỷ điện và những cánh rừng nguyên sinh làm du lịch.
Tuy nhiên đối với công trình thuỷ điện bản Vẽ, Yên Na
do nhà nước đầu tư và cánh rừng xăng lẻ ở bản Quang Thịnh xã Tam Đình huyện
Tương Dương vốn quen với kinh tế tự nhiên và mới chập chừng bước vào nền kinh
tế thị trường thì việc làm quen với ngành nghề tương đối mới mẻ như du lịch đòi
hỏi cần có thời gian tương đối lâu dài hơn nữa và cũng cần sự vào cuộc của
chính quyền các cấp nhằm giúp bà con xây dựng kỹ năng và thói quen làm dịch vụ
du lịch. Vì điều quan trọng đối với ngành nghề dựa chủ yếu vào văn hóa lối sông
vốn dĩ còn xa lạ với đông đảo bà con.
Từ năm 2010 đến nay huyện Tương Dương đã bắt đầu xuất
hiện 2 điểm du lịch khu rừng nguyên sinh và những đầu tư xây dựng công trình
thuỷ điện bản Vẽ bắt đầu vào việc phát triển làm điểm du lịch. Trước kia, khu
vực lòng hồ thuỷ điện bản Vẽ gồm có 5 xã chủ yếu là đồng bào thái sinh sống như
xã Kim Đa, Kim Tiến, Nhôn Mai, Luân Mai và xã Hữu Dương nằm dọc theo bên dòng
Sông Lam thơ mộng những người dân nơi đay được di dời đi ở khu trái định cư
Thanh Chương.Giờ khu vực này trở thanh một lòng hồ tuyệt đẹp tạo nguồn sống cho
người dân nơi đây thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản. Thuỷ điện bản Vẽ thuộc địa
phận xã Yên Na, trong đó giáp danh với xã Lượng Minh và Yên Tĩnh, Hữu Khuông
(Tương Dương). Nay bản Vẽ được làm điểm khởi đầu cho những du khách, mà là cộng đồng thuần
người Thái và còn có phần lưu giữ được những nét văn hóa bản địa. Một số dân
bản vẫn ở nhà sàn, các bà phụ nữ còn mặc trang phục dân tộc, đặc biệt là những
loại hình văn hóa dân gian như hát khắp, múa lam vông, hội rượu cần... chưa bị
mai một.
Tương Dương có một điều kiện thuận lợi nữa là điểm
đứng chân của khu rừng săng lẻ bản Quang Thịnh xã Tam Đình, một phần quan trọng
nhất của vùng dự trữ những cổ thụ của Nghệ An. Du khách tham gia các tuor du
lịch trên đường liên vận Vinh – Xiêng Khoảng – Luông Phabang (Lào) thường chọn
điểm dừng chân chiêm ngưỡng cánh rừng săng lẻ này.
Tương Dương là nơi tập trung những điệm du lịch ở miền
núi Nghệ An. Đây cũng được coi là một trong những quê hương cách mạng của vùng
núi tây nam với 1 khu di tích như Đền vạn Cửa Rào (ở xã xã Lượng) đã được công
nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Tỉnh. Ngoài ra địa phương này còn có các
cảnh quan đẹp như lòng hồ thuỷ điện bản
Vẽ, Cánh rừng săn lẻ ở bản Quang Thịnh, khu bảo tồn Pù Huống thuộc xã Nga My đều
là những điểm đến rất đáng quan tâm đối với du khách.
Những
điều kiện như vậy rất thuận lợi để phát triển các điểm du lịch cộng đồng và
bước đầu đã được chọn, khu rừng săng lẻ và khu di tích Đền Vạn Cửa Rào cùng với
phong cảnh đẹp của lòng hồ Thuỷ điện bản Vẽ. Trong đó UBND huyện Tương Dương đã
tổ chức khảo sát những mô hình taị các xã, Làng bản như mô hình Văn hoá Cồng
Chiêng tại bản Phòng và mô hình dệt thổ cẩm tại bản lâu xã Thạch Giám. Ngoài
những việc khảo sát các điểm du lịch huyện còn vận động nhân dân trồng cây xanh
tạo cảnh quan ở cac làng, bản đặc biệt là khu vực thuỷ điện bản Vẽ sẽ thu hút
được sự quan tâm của du khách và một điều quan trọng nứa tạo môi trường trong
lành cho cư dân.
Tương Dương. Nghệ An
Ảnh.
(Cánh Rừng săng lẻ Tương Dương
Nghệ
An)
0 nhận xét :
Đăng nhận xét