TRUNG TÂM VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MIỀN NÚI CSDM - Địa chỉ: Số 9 dãy 16B1 Làng Việt Kiều Châu Âu, Phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội - Điện thoại: (84)4 3 3528 555

21/1/14

Những cộng đồng dân tộc thiểu số ở Nghệ An

Người Dân Tộc Khơ Mú Tương Dương.

Người Dân tộc Khơ Mú là cộng đồng có khoảng 8.525 người sống chủ yếu tại các xã, bản như bản Huồi Cụt (Yên Na), bản Côi ( Lượng Minh – Tương Dương).
Trước khi vào định cư ở Tương Dương cách ngày nay trên dưới 200 năm ( tính đến tháng 12 – 2002). Cũng như ở Tây Bắc, đồng bào bị lệ thuộc vào dân tộc Thái và các dân tộc khác chặng hạn. Bọn phìa tạo, lang đạo, chúa đất, người Thái coi họ là những người không quê hương xứ sở, là những người không có bản mường, họ cũng từng có một quá khứ bấp bênh và đau thương như những người “họ hàng” Tầy Pọng, dân tộc Ơ Đu của mình.
Nói rằng, người Khơmú là “họ hàng” với nhóm Tầy Pọng, Ơ Đu vì họ vốn chung gốc gác. Trong cuộc thiên di đã được truyền thuyết “con thuyền liền chèo” được dân gian và báo chí truyền tụng, những người Khơmú và Ơ Đu đến định cư tại các vùng dọc theo thưởng nguồn Sông Lam  thuộc các xã Hữu Khuông, Nhôn Mai, Mai sơn, Xã Lượng, một số định cư tại xã Yên Hoà, Xiêng My (Tương Dương). Tuy nhiên một điều mà truyền thuyết này không nói đến là có một bộ phận khác khi chạy loạn, cướp bóc tìm đến sinh sống khắp nơi tự xưng là Khơmú. Về sau người Thái bản địa ở Tương Dương từng gọi họ là “xơc Xã”. Tên gọi miệt thị này còn ám chỉ cuộc sống vấn cư trú thành những bản riêng, mỗi bản có năm đến bảy nhà trên các sườn đồi chênh vênh, có đổ cao từ 800- 1000m theo lối mật tập hay hình vành khăn, cuộc sống chủ yếu giửa vào nương rãy, người ta có câu: “ Xã ăn theo lửa, Thái ăn theo nước”.  Họ được tự cai quản lấy mình, được cử ra một người đại diện những người đó phải được các chức dịch thái chấp nhận. Người Khơmú không có chữ viết riêng nhưng họ luân duy trì những phong tục, tập quán độc đáo. Vào giai đoạn toàn cõi Đông Dương trong cuộc chiến 9 năm chống Pháp. Sau 6 thập kỷ định cư, người Khơmú đã có người đi học đại học, có nhiều người làm cán bộ huyện, xã.

Đó là những điều mà già bản, bí thư Đảng ủy xã Yên Na. Lương Xuân Nước đã “trang bị” cho tôi trước khi tìm hiểu thực tế, vào bản Xốp Pu. Già Ốc Văn Khưa năm nay tròn 90 tuổi, nói thêm rằng người Khơmú trước kia có những sự khác biệt nhất định. Trong bản mọi người sống không ổn định nhưng mà chân thực, hiền lành, vui vẻ, lại rất mến khách đến nhà, về văn hóa họ luân giữ gìn được phong tục tập quán của thời trước để lại.

Trong xã hội trước kia, người dân Khơ mú không thể định cư được ổn định mặc dù họ rất muốn “ trồng trầu câu bén rễ, trồng hoa quả thành cây”. Vì có tư tượng phải du canh du cư, bản làng người Khơmú tất nhiên nhỏ bé, đời sống tạm bợ. Do đó nhà cửa cũng sơ sài, cột kèo, vách mên, tranh săng, sân bương cho đến cái lạt buộc cũng qua loa đơn giản sao cho đứng vững từ hai đến ba năm là được. Và tất nhiên gia cụ cũng đơn giản, chỉ có những cái tối thiểu, cần dùng hàng ngày cho cuộc sống để khi dời nhà, dời bản  khỏi phải mang vác cồng kềnh. Thế nên nghề thủ công của họ cũng kém phát triển.
Phụ nữ Khơ mú không biết trồng bông dệt vải. Một số người có biết dệt nhưng công cụ dệt rất thô sơ, thường dùng nguyên liệu dệt là sợi gai để sản xuất loại vải thô, dày, khổ hẹp chỉ dùng làm tuý đeo tay. Vì chưa biết dệt vải may quần áo mặc nên đồng bào thường phải mang sản phẩm của mình trao đổi láy vải hay quần áo của người Thái. Nói chung y phục của người Khơmú mặc giống người Thái. Chỉ riêng phủ nữ, trên những chiếc áo cánh có đôi điểm còn giữ theo cách cổ truyền của dân tộc mình đó là có trang trí những hàng tiền bạc và vỏ ốc. Đàn ông biết đan lát một số đồ dùng rất đẹp và bền như cái ép, cái gùi, cái muống….được các dân tộc trong vùng ưa thích. Đó là nguồn thu nhập chủ yếu của người Khơmú.   

Về văn hóa thì ngoài tiếng nói ra, gần như các tập tục khác đều đã mai một. Họ cũng ở nhà sàn như người Thái, mà theo tập tục về nhà cửa thì phải có 2 bếp để phục vụ đời sống thường ngày, phụ nữ mặc váy Thái. Đã áp tết, dân bản bắt đầu ra chợ sắm sửa đón năm mới. Các nẻo đường núi nhộn nhịp hơn ngày thường. Tết này đối với người Khơmú vẫn trăm bề khó khăn, nhưng mỗi năm chỉ có một dịp vui duy nhất, ai cũng muốn có cái tết tươm tất. Ngày trước họ thường tổ chức tết vào tháng 10 âm lịch hàng năm, cuộc sống nay đây mai đó, người bản không biết đến cái tết là gì. Chỉ đến khi lập bản thấy người bản địa ăn tết nên cũng học theo.

Theo lời kể của ông. Moong Thanh Bình Phó chủ tich UBND xã Yên Na là đứa con của người Khơmú kể lại, để giữ láy phong tục của mình thì các cụ cao tuổi đã hướng dẫn con cháu dựng lại ngôi nhà sàn có 1 cầu thang. như tổ tiên người Khơ mú để lại. Chiếc cầu thang này chỉ duy nhất dùng cho cả nhà đặt ở gian ngoài (h’loỏng) chỉ dành riêng cho đàn ông con trai, cha mẹ và vừa là đặt một bếp nấu ở đó để cúng cho tổ tiên vào các dịp tết đến xuân về hoặc mừng lúa mới, còn bếp phía trong dành để tiếp khách và nấu nướng hàng ngày. Gian thứ 2-3 là nơi ăn, ngủ, sinh hoạt của những người đứng đầu gia đình, các thế hệ sau theo thứ bậc,vợ chồng con cả ở gian kế tiếp, những gian còn lại thuộc về các người em. Keeir sinh hoạt này khiến nhiều người liên tưởng đến lối bố trì không gian sinh hoạt của gia đình mẫu hệ đồng bào Tây Nguyên.

Ở bản Xôp Pu ( Yên Na) hiện không còn nhiều nhà giữ được nếp sinh hoạt truyền thống của họ Các bậc cha mẹ sau khi dựng vợ gả chồng thường cho con cái sớm ở riêng, nhường nhà chính lại cho cha mẹ. Đã từ lau người Khơ mú cũng làm nhà 1 cầu thang như người Thái, thậm chí là nhà kê đất./.
Bài và Ảnh. Lô May Hằng. Tương Dương Nghệ An.


Phụ nữ Khơ Mú bước xuống cầu thang



0 nhận xét :

Đăng nhận xét

 

Nhận tin qua Email

Liên hệ qua Email

adm@csdm.vn

Thành viên CSDM