Các dự án CSDM đã và đang thực hiện
Chương trình "Nâng cao
năng lực và sự tham gia cho cộng đồng người dân tộc thiểu số tỉnh Lạng
Sơn" - WAPI
Chương trình có sự phối hợp giữa
CSDM với 4 tổ chức là: CERDA; CIRUM;
DWC
Mục tiêu chung:
Góp phần tạo ra những cơ hội để
người dân tộc thiểu số được tham gia một cách bình đẳng vào quá trình phát
triển
Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Cải thiện khả năng
người dân tham gia vào quá trình dân chủ hóa (Quy chế dân chủ cơ sở) tại cấp thôn và xã.
Mục tiêu 2: Cải thiện khả năng của người dân tham gia
vào các dịch vụ công về chăm sóc sức khỏe, phòng chống sự lây truyền HIV
/AIDS, khuyến nông khuyến lâm ....
Mục tiêu 3: Tăng cường năng lực
cho người dân trong việc định hướng cho sản phẩm địa phương theo định hướng
thị trường.
Mục tiêu 4: Nâng cao năng lực cho
cộng đồng người dân tộc trong việc bảo vệ tri thức bản địa trong các lĩnh
vực: canh tác sinh thái, giống địa phương, cây dược liệu, bảo vệ tài nguyên
đất, hệ thống canh tác bền vững trên đất dốc
Mục tiêu 5: Tăng cường hiệu hiệu
quả công tác vận động chính sách của các tổ chức phi chính phủ Việt
Thời gian :
6 năm, bao gồm 3 giai đọan
giai đoạn 1 bắt đầu từ năm 2006,
kết thúc vào 6/2008
Vùng dự án:
- Huyện Hữu Lũng -DWC
- Huyện Bình Gia - CERDA
- Huyện Đình Lập - CIRUM
- Huyện Văn Quan và Chi Lăng - CSDM
Tổ chức tài trợ: ICCO – Interchurch Cooperation Development Organization
|
Dự án “Nâng cao năng lực và sự tham gia cho cộng đồng dân tộc thiểu số Tỉnh Lạng Sơn pha I” - Dự án của CSDM năm trong chương trình WAPI:
Các mục tiêu:
Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức cho
cán bộ thôn xã và người dân về các luật dân sự cơ bản và thực thi QCDCCS tại
cấp cơ sở
Mục tiêu 2: Hỗ trợ người dân và
chính quyền địa phương giải quyết một số vấn đề về đất rừng
Mục tiêu 3: Cải thiện điều kiện
tiếp cận với một số dịch vụ công như chăm sóc sức khỏe, khuyến nông khuyến
lâm .. cho người dân địa phương
Mục tiêu 4: Cải thiện năng lực
cho bà con người dân tộc trong việc quyết định và sản xuất các sản phẩm địa
phương dựa trên định hướng thị trường và thương mại công bằng
Mục tiêu 5: Nâng cao năng lực cho
người dân tộc trong việc bảo vệ tri thức bản địa (như canh tác sinh học,
giống cây con, thuốc nam, chất lượng đất, hệ thống bảo vệ tài nguyên đất dốc,
canh tác truyền thống)
Mục tiêu 6: Tăng cường năng lực
cho các tổ chức phi chính phủ Việt nam trong các quá trình vận động chính
sách.
Thời gian thực hiện: 2 năm 2006 – 2008
Vùng dự án: Huyện Văn Quan và
Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
|
Dự án “Xây dựng năng lực cho cán bộ và bà con người dân tộc để thực hiện dân chủ cơ sở ở huyện Văn Quan và Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn pha II” - Dự án của CSDM năm trong chương trình WAPI:
Các mục tiêu:
Mục tiêu 1: Thúc đẩy thực hiện
PLDCCS tại 2 huyện Văn Quan và Chi Lăng thông qua việc nâng cao năng lực cho
cán bộ cơ sở và người dân trong việc
thực hiện nhiệm vụ và nghĩa vụ của mình
Mục tiêu 2: Xây dựng năng lực cho
cộng đồng bà con người dân tộc tại địa phương trong việc quản lí đất rừng ở
huyện Văn Quan
Mục tiêu 3: Vận động chính sách
có liên quan đến việc thực hiện PLDCCS và người dân tộc với quốc hội
Mục tiêu 4: Củng cố các hoạt động
mạng lưới trong nứoc và trong vùng.
Thời gian thực hiện: 2 năm từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 6 năm
2010
Vùng dự án: Huyện Văn Quan và
Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
|
Dự án “Giới thiệu và chia sẻ kinh nghiệm về mô hình khuyến nông cấp thôn bản vùng cao thuộc tiểu vùng sông Mê Kông”
Mục đích: Xây dựng các dịch vụ khuyên nông tại cấp thôn và xã
hướng tới một nền nông nghiệp bền vững thông qua việc tăng cường năng lực cho
người dân bằng cách nâng cao kiến thức và kỹ năng của họ trong sản xuất nông
lâm và chia sẻ trong nước và khu vực.
Mục tiêu:
- Các tổ chức cộng đồng – Phát
triển các tổ chức cộng đồng và nâng cao kỹ năng làm việc có sự tham gia của
các tổ chức này và các cán bộ khuyên nông ở cấp xã và huyện
- Canh tác bền vững bằng cách
nâng cao kiến thức và công nghệ trồng rừng và cây lương thực
- Các cách thức phù hợp trong
việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp
- Cải tạo chất lượng đât bằng
việc sử dụng phấn sinh học
- Thành lập vườn ươm cây lâm
nghiệp tại cấp thôn và giới thiệu kỹ thuật trồng rừng
- Kiểm soát dịch bệnh gia súc,
gia cầm tốt hơn tại hộ bằng việc đưa mô hình hệ thồng thú y thôn bản vào hoạt
động
- Nhận thức về bệnh cúm gia cầm
tốt hơn và chuẩn bị các biện pháp phòng trừ
- Học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm
giữa các cộng đồng dân tộc vùng cao, giữa các tổ chức phi chính phủ trong
nước và khu vực.
Thời gian thực hiện: Tháng 7/2005 –tháng 5/2007
Đối tượng hưởng lợi: Người dân tại 11 xóm thuộc xã Phú Lộc, huyện
Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Tổ chức tài trợ: Rockerffeller
|
Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực cho phụ nữ xã Chiềng San, huyện Mường La, tỉnh Sơn La để làm nòng cốt trong việc xây dựng cộng đồng phát triển”.
Mục đích: Nâng cao năng
lực vì sự tiến bộ của phụ nữ và tạo điều kiện cho chị em phụ nữ xã Chiềng San
tham gia xây dựng thôn bản phát triển về kinh tế và xã hội.
Mục tiêu:
- Tăng cường năng lực cho cán bộ
phụ nữ thôn, xã Chiềng San để họ tự tin và chủ động tham gia vào các họat
động vì sự tiến bộ của phụ nữ và phát triển cộng đồng
- Hỗ trợ làm thay đổi nhận thức
của chính quyền, gia đình và cộng đồng về vai trò trong phát triển của phụ nữ
từ đó tạo cơ hội và điều kiện cho chị
em phụ nữ dân tộc thôn, xã Chiềng San tham gia vào các họat động phát triển.
Thời gian thực hiện: 1 năm từ tháng 7/2007 đến tháng 6 năm 2008
Đối tượng hưởng lợi: Người dân, đặc biệt là chị em Phụ nữ tại 8
bản thuộc xã Chiềng San, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Tổ chức tài trợ: Quĩ Bình đẳng giới Việt
|
Dự án “Phát huy vai trò tự quản của người dân trong thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở, hương ước, qui ước tại cộng đồng dân cư tại xã Phú Mỹ, huyện Phù Ninh – Xã Vụ Quang, huyện Đoan Hùng”.
Mục đích: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, người dân về pháp luật -
pháp lệnh DCCS, tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền dân chủ và tham
gia trong việc xây dựng các thôn tự quản và cải thiện đời sống .
Các mục tiêu:
- Tạo điều kiện cho cán bộ cấp
thôn, xã để họ tự tin hơn trong việc thúc đẩy thực hiên pháp lệnh DCCS, xây
dưng thôn tự quản và cải thiện sinh kế .
- Nâng cao và khẳng định vai trò
của MTTQ trong việc giám sát và thực hiện pháp lệnh DCCS, xây dựng mô hình
cộng đồng tự quản, hỗ trợ người nghèo và người thiệt thòi tham gia vào quá
trình dân chủ tại địa phương.
- Nâng cao năng lực và tạo cơ hội
cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nghèo tham gia vào quá trình dân chủ cũng như
phát triển kinh tế xã hội.
- Khuyến khích người dân thực
hiện hương ước thôn bản để cải thiện chất lượng cuộc sống
- Người dân ở 4 thôn được tham
gia, quyết đinh và giám sát việc thực hiện những sáng kiến và nhu cầu của
cộng đồng.
- Đưa ra những bài học kinh
nghiệm từ việc thực hiện pháp lệnh DCCS và xây dựng thôn tự quản.
Đối tượng hưởng lợi: Người dân ở 4 thôn 1 và 6 xã Vụ Quang, huyện
Đoan Hùng – thôn 9 và thôn 16 xã Phú Mỹ.
Tổ chức tài trợ: Tổ chức hỗ trợ phát triển CHLB Đức - DED
|
Dự án “Sinh kế bền vững An Phú 2” tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà
Nội (Hà Tây cũ)
Mục đích
Xây dựng năng
lực cho xã An Phú và các tổ chức cấp thôn nhằm tạo dựng sinh kế bền vững cho
địa phương, đảm bảo nhóm hộ nghèo nhất hưởng lợi hơn các nhóm khác từ thành
quả của quá trình phát triển kinh tế.
Các mục tiêu
-
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về các cơ hội cũng như rủi ro phát
sinh (từ 2007 đến 2008)
-
Xây dựng tài sản sinh kế cho người dân (2007-2010)
-
Phát triển Xã hội Dân sự (2007-2010)
Thời gian thực hiện: Từ 1/1/2007 đến 31/12/2010
Đại điểm thực hiện: 13 thôn của xã An Phú, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà
Tây
Cơ quan tài trợ: CARITAS
|
Dự án “Cộng đồng tham gia phòng chống lũ quét, trượt lở và thích
ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Giang”
Mục đích của dự án:Đưa ra các sáng kiến về chính sách và hành
động phòng chống và giảm nhẹ tác hại của biến đổi khí hậu ở tỉnh Hà Giang
Mục tiêu cụ thể của dự án:
Mục tiêu 1: Cộng đồng bà con dân
tộc địa phương sẽ thử nghiệm một mô hình phòng chống lũ quét và trượt lở đất
có sự tham gia của cộng đồng.
Mục tiêu 2: Các hộ gia đình và
đặc biệt là hộ nghèo ở địa bàn thường xuyên bị lũ quét và trượt lở đất sẽ
được hỗ trợ một số các hoạt động kinh tế để cải thiện cuộc sống và thích ứng
với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu 3: Lãnh đạo tỉnh Hà
Giang và các đơn vị có liên quan mhư Ban phòng chống lụt bão, sở Kế hoạch và
đầu tư, sở Tài nguyen môi trường sẽ được hỗ trợ để xây dựng được một kế hoạch
hành động về thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu của tỉnh.
Thời gian thực hiện: từ 1/10/2008 đến 30/ 9/2010
Đối tượng hưởng lợi: Người dân thuộc 2 xã Minh Sơn huyện Bắc Mê;
xã Việt Lâm huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Tổ chức tài trợ: Đại sứ quán Phần Lan
|
Dự án: “Bà con người dân
tộc xã Nà Tấu xây dựng cộng đồng thôn bản tự quản theo qui chế dân chủ cơ sở”
Mục đích chung:
1)
Tăng cường quản trị của thôn bản tự quản, dân chủ hóa ở 2 thôn của xã
Nà Tấu.
2)
Tăng diện tích canh tác và tăng vụ giảm nghèo bền vững cho dân của 5
thôn của xã Nà Tấu
Thời gian thực hiện: Từ tháng
9-2009 đến tháng 3-2010
Địa điểm thực hiện: xã Nà Tấu,
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Cơ quan tài trợ: Quỹ
|
Dự án: “Thực hiện chiên lược REDD dựa trên quyền, công bằng và vì
người nghèo ở khu vực nam và đông nam á”
Mục đích bao trùm dự án là thúc đẩy các cách tiếp cận đảm
bảo bảo vệ rừng lâu dài, quyền và những vấn đề của người dân bản xứ trong
chiến lược REDD
Các mục
tiêu
Tăng cường bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng và xúc tiến hợp tác
trong REDD giữa nhà nước, các nhà tài trợ song phương và đa phương và các
công ty tư nhân với người dân tộc dựa trên nguyên tắc cộng đồng bảo vệ và
quản lý rừng.
Thời gian thực hiên: 2009 – 2014
Dự án được tài trợ
bởi
Quĩ Khí hậu và Rừng
quốc tế cho xã hội dân sự - 2009 của chính phủ Na Uy
Cơ quan chủ trì:
Nhóm công tác quốc
tế về người dân tộc (IWGIA)
và
Quĩ người dân tộc
châu Á (AIPP)
|
0 nhận xét :
Đăng nhận xét