TỤC MỪNG VÍA CỦA NGƯỜI THÁI TƯƠNG DƯƠNG ( NGHỆ AN )
Những người Dân
tộc Thái trước đây họ chữa bệnh bằng thuốc nam hoặc tổ chức Lễ làm vía. Khi đứa
trẻ mới ra đời được thời gian 3 ngày, gia đình tổ chức làm vía cho, nó giống
như tục lễ cũng “ mụ ” cho trẻ sơ sinh của người kinh. Lễ này người Thái gọi là
“ vắn ọc họ ”.
Lễ vật và nghi thưc của “ vắn ọc họ ” gồm có 2 con gà hoặc lợn,
các đồ trang sưc như vòng tay hoặc vòng cổ và đồ mặc sơ sinh của cháu bé rồi bỏ
vào 1 cái mậm, luc đó Thầy mo ( người cúng hộ ) trước khi chuẩn bị cúng, họ nấu
1 nồi thuốc nam và rót ra 9 bát cho người mẹ sơ sinh lần lượt uống trong luc
Thầy mo đang khài cúng. Song tục lễ này mẹ con sơ sinh mới rời khỏi nơi mẹ nằm
sinh.
Khi đứa trẻ đã được 5 – 6 tháng
tuổi và đã biểu hiện rõ nét dòng dỏi của gia đình thì người Thái lại tiếp tục
tổ chưc cũng vía mừng vui và cầu cho đứa trẻ khoẻ mạnh chóng lớn, tránh được ốm
đâu, tai qua nạn khỏi. Lễ làm vía này người Thái gọi là “ Vắn chôm ” hay còn
gọi là vía mừng sự đầu Thai.
Trong khi lao động hay đi đường nhiều luc chặng may gặp tai nạn, gặp phải thú
dữ thường làm cho con người khiếp sợ ( mất hồn mất vía). Để cho con người khỏi
khiếp sợ hoặc sinh ra yếu vía hay giật mình thẩm chí bị mất trí, người Thái lại
tổ chức làm vía để củng cố động viên vơi lại gọi hồn về. Lễ vía này gọi là “
vắn sên ” hay “ vắn òn ”
Trong lễ cưới, khi đôi vợ chồng
mới dắt tay nhau bước cầu thang lên nhà chồng thì mẹ chồng cùng các chị dâu và
các bà mễ đón đón 2 vợ chồng vào trong buồng làm vía mừng dâu mới gọi là “ vắn
pớ mở ” trang vật gồm có váy áo, khăn piêu, dây thắt lưng, vòng, dây, nhẫn, hoa
tai và gối nệm, các đồ trang sưc sẵn theo tục lễ, tất cả cũng được đặt trong
khu vực mâm lễ.
Khi có người thân chuẩn bị đi xa
lâu ngày mới về hoặc người thân trong gia đình phải chia tay ra đi. Người ta
cũng làm vía để người ra đi được mạnh khoẻ, may mắn, phấn khởi. Lễ này gọi là “
vắn chầu ”. Bố mẹ hay các cụ già, nội, ngoại ở xa đến thăm con cháu, cũng được
con cháu trả ơn bằng cách làm vía cho bố mẹ hoặc ông bà, để bày tỏ lòng cảm ơn
và cầu chúc cho bố mẹ ông bà mạnh khoẻ sống lâu muôn tuổi. Lễ vía này người
Thái gọi là “ vắn huổm ”
Khi có ông bà, cha mẹ hay người già trong gia đình bị ốm đau dài ngày,
để cầu mong cho người già chóng khỏi bệnh, mạnh khỏe, ngoài việc chăm sóc làm
việc thuốc thang người Thái không quên làm vía và lễ vía này gọi là “họng vắn
chầu húa’’. Nghi thức và lễ vật gồm có chiếc áo của người già bị đau ốm, một
gói gạo trắng, một cái giỏ bên trong đựng một con gà nhỏ và một thanh củi đang
cháy đưa cho thầy mo. Thầy mo đến ngoài nhà bên đường hay đi rãy đi nương đọc
bài cúng
để đi tìm hỏi hồn người thân (ông bà tổ tiên) ở mường Trời hay ở mường
Ma về phù hộ giúp đỡ hồn người ốm đau nếu bị ai đó gọi đi đâu hoặc thất lạc ở
đâu thì
Mâu chóng trở về. Ngoài một số lễ vía đã kể trên, người Thái còn
làm nhiều vía khác nữa và tuy khác nhau về nghi thức cũng như lễ vật nhưng tất
cả các cuộc làm vía khi kết thúc thì người được làm vía đều được buộc chỉ
ở cổ tay. Đó là dấu hiệu đặc trưng của làm vía. Theo phong tục, dù nam hay nữ
đều buộc chỉ cổ tay, buộc bằng sởi chỉ đen nhuộm chàm của chị em phủ nử Thai.
Bài và Ảnh: Lô May Hằng. VTIK Tương Dương. Nghệ An
0 nhận xét :
Đăng nhận xét