YÊN NA THIẾT KẾ TRỒNG RỪNG TẬP TRUNG NĂM 2014
Ngay từ đầu năm phòng NN & PTNT huyện đã chủ động thiết kế và giao cho Ban Nông Nghiệp xã Yên Na vận động bà
con nhân dân trồng rừng tập trung cho từng đơn vị bản lập danh sách và đăng ký thiết
kế trồng trong năm 2014 chủ yếu là trồng xoan và lát để bảo vệ, chăm sóc và sản
xuất, phát triển kinh tế từ rừng. Như cây xoan, cây lát hiện nay rất thuẩn tiển để bà con nuôi trồng, tính
đến thời điểm này tại bản
Vẽ đã
đăng ký 4500 ha, bản có
Phảo 400 ha, bản Na Khốm thiết kế 8,2 ha, bản Huồi Xén 3,3 ha, bản Xốp pu thiết
kế 4,00 ha, bản Xiềng Nứa 14,70 ha, Bản Bón thiết kế 13,80 ha và bản Na Pu 4,9
ha tổng cổng trong toàn xã đã thiết kế được 134,1ha gia đình đăng ký nhiều nhất
hơn 2 ha như gia đình ông Vi Hùng Tiến ở
bản Có Phảo đang đương chức là Bí Thư chi bộ, trong những năm qua gia đình ông đã nhận
trồng trên 3 ha chủ yếu là keo, mét . Bây
giờ, sau nhiều năm miệt mài chăm sóc rừng trồng, năm nay diện tích rừng keo, mét sắp đến kỳ thu hoạch. Dưới tán rừng khép kín, ông Tiến chia sẻ: “Đã nhiều năm làm bí
thư chi bộ bản thân luân nhận thức rằng nên vận dụng khu vực đất trống đồi trọc đề sản xuất trồng rừng. Nhờ chủ trường của Đảng, nhà nước nên gia đình mới có tư liệu lao động để chăm sóc và bảo vệ và thiết kế thêm để trồng rừng tập trung.
Nhờ chủ động giao khoán
đất rừng nên dọc bìa rừng của khu
vực xã Yên Na đã hình thành chủ trương bảo vệ dài lâu
do người dân sinh sống, nhận chăm sóc và bảo vệ rừng. Gắn liền quyền lợi và
trách nhiệm nên những hộ dân này chính là “tai mắt” nắm bắt, cung cấp nguồn tin
cho các trạm bảo vệ rừng trên địa bàn. Hiện nay, rừng phòng hộ Tương Dương đang thực hiện các bước để chia theo khoạnh đất xen canh, xen cư và
một số diện tích đất lâm nghiệp nằm liền kề với hộ dân cho địa phương, làm cơ
sở giao đất lâu dài cho nhân dân mặc dù nhu cầu về đất đai sản xuất ở khu vực
giáp ranh không xảy ra điểm nóng, bức xúc như ở nhiều địa phương có ban quản lí rừng phòng hộ đứng chân tại
một số địa bàn ở huyện nói chung
và riêng là ở xã Yên Na.
Không chỉ tạo tư liệu thiết kế trồng rừng tập trung, ổn định sinh kế
cho nhân dân, bắt đầu từ năm
2014. Phòng NN & PTNT huyện Tương Dương đều chủ động phối hợp với chính
quyền xã và các đơn vị bản xây dựng: “Quy ước bảo
vệ an ninh khu vực”. Đây được xem là quy ước liên thôn bản được xây dựng dựa
trên sự thống nhất của đại diện các
bản, xã với ban nông nghiệp và được bàn
bạc, điều chỉnh, bổ sung hàng năm dựa trên quy định của pháp luật và tinh thần
tự nguyện của người dân dưới sự chứng kiến của lãnh đạo huyện. Tuy nhiên, để có
kết quả như hôm nay, cán bổ và nhân dân địa
phương đã đi cả một chặng đường dài để xây dựng lòng tin và tìm đến nhận thức
chung trong công tác chăm sóc bảo vệ rừng. Ông Lô Văn
Giáp – Trưởng ban nông nghiệp xã
Yên Na cho biết: “Trên địa bàn giáp ranh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số vốn có thói quen chăn
nuôi gia súc theo hình thức thả rông. Trước kia chưa có Quy ước của chính quyền địa phương có bắt được
trâu, bò của bà con cũng không thể xử phạt vì không có thẩm quyền. Như thời điểm hiện nay chúng tôi phải vẩn động nhân dân rào rừng để trồng rừng”.
Vì vậy, Quy ước quy định
rõ, cấm các hành vi thả rông gia súc, xâm cư, xâm canh… vào diện tích rừng trồng của nhân dân. Những hành vi vi phạm
nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt theo đúng tinh thần của Quy ước với sự chứng
kiến của đại diện chính quyền địa phương, thôn – bản và ban nông nghiệp xã. Quy định rất rõ ràng
nhưng nhờ công tác vận động tuyên truyền được chăm chút nên hầu như không có
trường hợp nào phải xử lý. Song song với quá trình thực hiện Quy ước của Đảng, nhà nước đã có những hỗ trợ
giống cây trồng để giúp nhân dân phát triển kinh tế.
VTIK Tương Dương. Nghệ An.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét