HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG( NGHỆ AN ) TRIỂN KHAI BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
( Ảnh. Trồng rừng tai bản Na Pu. Y Na ) |
Tương Dương. Rộng lớn, có núi cao
sông sâu, hiểm trở. Toàn huyện, có 18 xã thị trấn và có 6 dân tộc anh em cùng
sinh sống trong đó phần đa là Dân tộc Thái. Như xã Tam Đình, Tam Thái, Tam Hợp
ở phía dọc đường 7 và xã Yên Hoà, Yên Na, Yên Tĩnh, Nga My, Yên Thắng, xã Xiêng
My ở khu vực vùng sâu.
Huyện Tương Dương là một huyện miền núi vùng cao thuộc TâyNam xứ Nghệ, vùng đất đỏ ba zan với
những rừng cây xăng lẻ bạt ngàn quý hiếm.
Huyện Tương Dương là một huyện miền núi vùng cao thuộc Tây
Miền
núi Tương Dương trong thời gian gần đây cũng đang đứng trước những thách đỗ
nghiêm khắc về môi trường đáng báo động, vùng Miền núi này đang sôi động lại
càng biến động hơn, vào thời điểm này việc bảo vệ và phát triển rừng đang thực
hiện rất cụ thể về việc điều tra các khu rừng quí hiếm có một sổ xã đã được
giao cho người dân canh giữ, như khu rừng lòng hồ Thuỷ Điện Bản Vẽ Yên Na, cánh
rừng Xăng Lẻ ở bản Quang Thịnh xã Tam Đình và khu bảo tồn Pù Huống xã Nga My
những khu vực này đã được Ban quản lí rừng phòng hộ và kiểm lâm Tương Dương Bảo
vệ nghiêm ngặt. Ngoài ra Phòng Nông Nghiệp & PTNT huyện chỉ đạo các xã
thiết kế trồng phủ kín những khu rừng lâu lach để trồng cây phân tán, như xoan,
lát, mây nếp đan xen để phát triển kinh tế cho các hộ gia đình.
Xã vùng sâu Yên
Na kinh tế
rừng phát triển khá mạnh, trước đây bà con trồng được trên 300 cây keo lai, nhưng do giá keo thấp, xã đã chỉ đạo bà con
chuyển sang trồng xoan và lát, trong đó xoan là chủ lực, hiện đã trồng được hơn 300 ha xoan và khoảng 200
ha lát thay cho cây keo lai. Chị Lương Thị Mai ở bản Bón, xã Yên Na trồng được gần 2 ha xoan đã
gần 3 năm
tuổi, khoảng 2 năm nữa vườn xoan sẽ cho thu nhập, bình quân 100 triệu đồng/ha.
Chị Mai chia sẻ: Trồng xoan phải đảm bảo
kỹ thuật 1.600 cây/ha, chăm sóc chủ yếu xới đất, cắt cỏ theo định kỳ và bảo
quản không cho trâu bò phá hoại. Nhờ trồng giống xoan đảm bảo và chú trọng khâu
chăm sóc nên nhiều vườn xoan ở các bản Vẽ, Có Phảo… sinh trưởng nhanh, chất lượng rất tốt, khoảng hơn 3 năm
nữa nhiều hộ dân nơi đây sẽ thoát nghèo nhờ các vườn xoan.
Trong năm 2007- 2008 Tương Dương còn trồng thử nghiệm hơn 1 ha mây nếp ở xã Yên Thắng khá hiệu quả, nay đã nhân rộng được khoảng 10 ha có gần 400 hộ tham gia ở các xã Tam
Thái, Tam Đình, Tam Quang, Xá Lượng ... Dự án 30 a hỗ trợ 50% giá giống, Viện
Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam hỗ trợ kỹ thuật. Dự án
đã xây dựng được vườn ươm giống mây nếp tại xã Yên Hoà với quy mô gần 1.000 m2 , năng lực sản xuất hơn 180.000 bầu trong thời gian 18 tháng.
Ông Lô Khăm Kha - Phó
phòng Nông nghiệp huyện Tương Dương cho biết: Đến thời điểm này Tương Dương có
trên 4.500 ha rừng hỗn giao, trong đó diện tích keo lai chiếm chưa đầy 200 ha,
còn lại là mét trên 1.500 ha, xoan trên trên 2.500 ha, ngoài ra còn có lát, xà
cừ, săng lẻ tái sinh …Từ năm 2009-2010 khó khăn về đầu ra nên nhiều xã đã
chuyển đổi thay thế keo lai bằng xoan và mét mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thực tế cho thấy hiện giá keo lai trên địa bàn ở Tương Dương chỉ đạt trên 400.000
đ/m3, trong khi giá xoan cao gấp 4-5 lần mà đầu ra lại dễ tiêu thụ, chưa kể là
trồng xoan chi phí lại khá thấp. Trong năm 2013, Tương Dương trồng rừng vượt
chỉ tiêu của tỉnh giao. Do điều kiện đất đai manh mún và nhỏ lẻ, không đủ
0,5 ha trở lên để thiết kế trồng rừng tập trung theo quy định,nên huyện đã chỉ
đạo các xã vận động nhân dân trồng cây phân tán các loại cây nhỏ lẻ. Để khuyến khích người dân trồng rừng, ngoài
hỗ trợ của tỉnh, trong năm huyện đã trích ngân sách trên 2 tỷ đồng để hỗ trợ
70% giá giống xoan cho bà con. Hiệu quả từ trồng rừng mang lại rất rõ nét. Rất
nhiều hộ nông dân vươn lên thoát nghèo từ rừng, có hàng trăm hộ đạt thu nhập từ
30 - 40 triệu đồng/năm từ nghề rừng.
Cũng theo ông Lô Khăm
Kha thì khâu đột phá vào yếu tố thời vụ cũng mang lại hiệu quả trong công tác
trồng rừng. Lâu nay bà con Tương Dương trồng rừng chủ yếu tận dụng thời gian
nông nhàn để trồng vào dịp cuối thu đầu đông. Đây lại là thời gian sương muối
nên cây trồng sinh trưởng kém, thậm chí chết cây. UBND huyện đã chỉ đạo và
khuyến cáo bà con tập trung cho trồng rừng vụ xuân, tỷ lệ cây sống cao và sinh
trưởng tốt. Trong tập đoàn giống cây ở Tương Dương ngoài cây xoan được trồng
đại trà các xã, riêng vùng trong như Nga My, Xiêng My, Yên Hòa, Yên Na … còn tập trung trồng
cây gỗ lâu năm có giá trị như lim, lát hoa, đinh hương. Đối với các diện tích
ven khe, suối ... Tương Dương tận dụng triệt để trồng mét và tre lấy măng, dự
án trồng mây tại các xã Nga My, Xiêng My, Yên Hoà, Yên Na và Yên Thắng.
Năm 2014 Tương Dương sẽ
triển khai trồng 1.500 ha rừng, nhưng theo cách người dân tự đăng ký bao nhiêu
diện tích, tự chọn giống cây phù hợp để nhằm chủ động đầu ra cho sản phẩm. Qua
số liệu tổng hợp đăng ký của các xã thì hầu hết người dân chọn cây xoan, lát và
mét. Như xã Nga My đăng ký trồng với diện tích 171 ha chủ yếu xoan, lát, Yên
Hòa 186 ha (xoan, lát), Tam Quang 314 ha (xoan, lát, mét). anh Lô Văn Thanh,
cán bộ kỹ thuật Phòng Nông nghiệp huyện cho hay: Để trồng rừng hỗn giao đạt
hiệu quả chúng tôi hướng dẫn bà con khâu kỹ thuật phải đảm bảo mật độ cây đạt
1.600 cây/ha (tỷ lệ 3 xoan, 2 lát) mới sinh trưởng tốt. Thời điểm này Công ty
TNHH – MTV Lâm nghiệp Tương Dương đã chuẩn bị được gần 2 triệu cây giống xoan,
mét ... đảm bảo được diện tích trồng rừng cho toàn huyện.
Khó khăn đặt ra hiện nay
là đường giao thông phục vụ vận chuyển, cây nguyên liệu ở Tương Dương chưa được
đầu tư quy hoạch nên chưa khai thác được tiềm năng đất. Anh Lương Văn Đào ở bản Vẽ xã Yên Na tâm sự: Quỹ đất có
khoảng 6 ha để trồng rừng nhưng do khó khăn về giao thông nên gia đình tôi chỉ
trồng được hơn 4 ha xoan. Riêng
xã Yên Na có trên 100 ha
nhưng chưa đến thời điểm khai thác với lại đưa
giống vào vùng rừng trồng rất khó
khăn.
Để thuận lợi đầu ra cho
sản phẩm, hướng đi tới Tương Dương vẫn thực hiện phương thức trồng rừng hỗn
giao đa tầng, đa mục đích với các loại cây bản địa. Vấn đề đặt ra là Nhà nước
cần hỗ trợ về vốn vay để người dân có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế rừng
tổng hợp, xen phát triển chăn nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế giúp Tương
Dương mau chóng thoát nghèo.
Bài
và ảnh: Lô May Hằng VTIK Tương Dương Nghệ An.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét