Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II đã được Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số
1724/QĐ-BNN-HTQT ngày 29/07/2013, bắt đầu thực hiện từ năm 2013. Các tổ chức
chính trị xã hội nghề nghiệp được cử 01 đại diện tham gia Ban điều hành chương
trình đã được quy định rõ trong văn kiện chương trình.
Nguồn: http://www.vietnam-redd.org
Ngày 28 tháng 3 năm 2014, Trung tâm Phát triển Nông thôn
Bền Vững (SRD) và Trung tâm vì sự Phát triển Bền vững miền núi (CSDM) -
hai đại diện lâm thời của CSO và EM - phối hợp tổ chức Họp đề cử đại
diện chính thức tham gia Ban điều hành Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn
II.
Mục tiêu của cuộc họp là xây dựng tiêu chí đề cử và tổ
chức bầu cử đại biểu chính thức cho CSO và EM tham gia Ban điều hành Chương
trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II. Hội thảo có sự tham gia của hơn
40 đại biểu đến từ các CSO, cơ quan, đơn vị làm việc trong lĩnh vực dân
tộc thiểu số cũng như một số đại biểu là người dân tộc thiểu số
Tại cuộc họp, các đại biểu đã được đại diện
của UN-REDD khu vực và Việt Nam giới thiệu về chính sách đảm bảo an
toàn xã hội (safeguards) theo Thỏa thuận Cancun cũng như vai trò và sự cần
thiết phải có sự tham gia của cộng đồng dân tộc thiểu số, tổ chức chính trị xã
hội nghề nghiệp trong việc thực hiện REDD+ nói chung và Chương trình UN-REDD
Việt Nam giai đoạn II nói riêng.
Đại diện Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II đã
cung cấp cho các đại biểu một cái nhìn tổng quan về chương trình và yêu cầu có
02 đại diện cho CSO và EM tham gia Ban điều hành chương trình cũng như thông
tin cơ bản về sự tham gia của các CSO và người dân tộc thiểu số vào quá trình
thực hiện REDD+ tại Việt Nam. Kết quả thảo luận nhóm tại cuộc họp cũng nhấn
mạnh đến sự cần thiết phải có đại diện của các cơ quan nói trên trong Ban điều
hành chương trình.
Các đại biểu tham gia hội thảo được chia thành 02 nhóm,
gồm nhóm các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp (CSO) và nhóm các cơ quan,
đơn vị, đại diện cho người dân tộc thiểu số (EM), tự thảo luận và nhất trí về
những tiêu chí riêng biệt chọn lựa đại diện CSO và EM tham gia PEB.
Nhóm CSO đã thảo luận và nhất trí cử bà Bà Vũ Thị Bích
Hợp, Giám đốc điều hành Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD),
làm đại diện cho các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp (CSO) và ông Nguyễn
Việt Dũng, đại diện Tổ chức Pan Nature, là Phó Trưởng đại diện cho CSO.
Nhóm EM đã thảo luận và nhất trí cử bà Lương Thị
Trường (người dân tộc Thái), Giám đốc Trung tâm vì sự Phát triển Bền vững miền
núi (CSDM), làm đại diện cho cộng đồng người dân tộc thiểu số (EM) tham gia
PEB.
Cũng tại cuộc họp, hai nhóm cũng nhất trí sẽ xây dựng kế hoạch hoạt động cho thời gian tới nhằm tăng cường sự tham gia của CSO và EM trong các hoạt động của UN-REDD Việt Nam giai đoạn II.
Cũng tại cuộc họp, hai nhóm cũng nhất trí sẽ xây dựng kế hoạch hoạt động cho thời gian tới nhằm tăng cường sự tham gia của CSO và EM trong các hoạt động của UN-REDD Việt Nam giai đoạn II.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét