TRUNG TÂM VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MIỀN NÚI CSDM - Địa chỉ: Số 9 dãy 16B1 Làng Việt Kiều Châu Âu, Phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội - Điện thoại: (84)4 3 3528 555

19/9/14

BẢO TỒN NGUỒN GIỐNG CÂY RỪNG TỰ NHIÊN

Huyện Miền Núi Tương Dương nằm ngay ở thưởng nguồn sông lam thơ mộng và những dại sương mù dầy đặc phủ khắp ngọn đồi. Những cây cổ thụ tự nhiên trước đây đã được người dân bám chủ trông coi nghiêm ngặt và chính quyền địa phương kiểm tra thống kê đưa vào sổ đỏ như cây gạo, cây đa và cây si, cây xăng lẻ hơn ( nghìn năm ) tuổi là những loại cây sống lâu năm
Ảnh: Cây xăng lẻ 1000 năm tuổi ở Yên Na, T Dương Nghệ An 

Khi đến với khu vực thuộc địa phận xã Yên Na, Tương Dương Nghệ An thì dường như những cây to tự nhiên đã được nhiều người dân chăm sóc bảo vệ ở trong các làng bản hay trục đường chính từ bản Vẽ đến giáp danh với xã Yên Hoà như cây xăng lẻ trên 1000 năm tuổi tại bản Xiềng Nứa, cây si tại bản Vẽ và các loại cây thuộc nhóm cây cổ thụ của rừng, tính đến thời điểm này theo thống kê của UBMTTQ xã Yên Na ghi nhận nằm ở ngoài bìa rừng hiện có 9 cây cổ thủ quý hiếm với chiều rộng của cây có đường kính trên 03 mét trở lên và chiều cao tính bình quân hơn 60 mét, chiều rộng tán lá 30 mét Trong cái tịch lặng không một gợn gió, những nòi cây rừng to nằm ở ngay các làng bản như đang trở về thuở xa xưa khi chưa in dấu chân người. Lòng dân chợt thấy lắng dịu.
Tôi từng nghe chuyện kể rằng chưa phải xa xưa gì, mới cách đây mấy chục năm BQL hay người dân trong các bản làng ở các xã nằm dọc tuyến quốc lộ 7A thuộc khu vực huyện Tương Dương vẫn thường hay trộm áp giá bán hay cưa sẻ cây cổ thủ như cây si, cây đa, cây gạo và cây săng lẻ để sử dụng hoặc bán láy tiền bỏ vào quỹ hoạt động của bản nhưng lại có một số xã vùng sâu, vùng xa như xã Nga My, Yên Hoà, Yên Na hay Yên Tĩnh họ vẫn duy trì bảo tồn nguồn giống cây cổ thủ không chỉ để bảo vệ cảnh quan môi trường mà theo lời kể của các bậc cao niên, trước đây các loại nhóm cây to thường nằm ở ngay Đền, thờ sau khi nhà thờ tan hoang đi chỉ còn lại những cây cổ thủ to đó cũng cái mà chúng ta chứng kiến cho những sự tích linh thiêng của bản, mường. Như cây săng lẻ trên 1000 năm tuổi của bản Xiềng Nứa nó cũng nằm sát ngôi đền thờ trước đây vào ngày 30 hàng tháng người dân trong bản thường hay đến thắp hương để tưởng nhớ những vong linh của ngôi đền thờ cổ rồi cầu cho dân sinh an lành mưa thuận gió hoà, mùa màng gặt hái bội thu.
Nhờ những sự tích đó nên nhiều cây cổ thủ cũng mang lại nhiều niềm tin hay lợi nhuận cho người dân như cây gạo ở bản Xốp Pu thuộc khu vực xã Yên Na huyện Tương Dương tỉnh Nghệ An. Cây này cũng gần đến 1000 năm tuổi theo lời kể của các bậc tiền bối ở đây, là từ trước đến nay hàng năm đều có ong rừng đến làm tổ trên các cành cây, Người Thái gọi là ( Ong Phẩng ) cho nên người dân trong bản thường gỏi là cây trủ của tổ ong, họ cho rằng năm nào có ong rừng đến làm tổ thì đó là báo hiệu cho sự may mắn đã đến với bản làng, từ sự linh thiêng đó nên những người già làng ở bản Xốp Pu nói riêng và nói chung là các cụ già trong toàn xã luôn luân truyền đạt cho con cháu cùng nhâu bảo vể lấy những cây cổ thủ mà họ đã bảo vệ dìn giữ cách đây hàng trăm năm tồn tại ở trên các làng bản mãi đến bay giờ.  
Ngoài những cây nằm ở khu vực bản làng hoặc trong nghĩa địa hay trục đương chính ra những khu vực bìa rừng khác như rừng phòng hộ, vùng qui dân dụng và trong bìa đỏ của ngươi dân cũng có rất nhiều cây cổ thụ to như cây đa, cây gạo hay các loại nguồn cây xanh, cây si bởi những giống cây này người dân tộc bản địa cho rằng nó có sự tích truyền thuyết linh thiêng từ trước đến nay nên người dân bản địa  không chỉ những chặt phá mà họ còn tuyên truyền cho các tầng lớp nhân dân cùng nhâu bảo vệ trông coi.
Bài và ảnh. Lô May Hằng 
VTIK Tương Dương Nghệ An

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

 

Nhận tin qua Email

Liên hệ qua Email

adm@csdm.vn

Thành viên CSDM