NHỮNG
CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TƯƠNG DƯƠNG NGHỆ AN:
Mối nguy cơ của những nét đẹp
Mối nguy cơ của những nét đẹp
Chuyên
đề về những dân tộc thiểu số xứ Nghệ nó thể hiện trên các bài viết đã ra mắt
bạn đọc, ngần ấy chuyến đi và sự trải nghiệm. Mỗi cộng đồng dân tộc bản địa đã
để lại trong tôi một ấn tượng riêng và sẽ khó phai nhạt Những cảm động nhất là
sự chân tình mà những người bản của nhiều nhóm dân tộc khác nhau,
các cán bộ Văn Hoá ở vùng cao. Họ xem cánh làm báo chúng tôi như người bạn thân thiết để trút bầu tâm sự, bày tỏ nguyện vọng của bản thân, của cộng đồng. Trong cái bắt tay tiễn biệt có cả niềm tin mà các đồng nghiệp đã gửi gắn nơi những người bản làm báo thuộc khối ASEAN đã đồng hành cùng nhóm DTBĐ.
các cán bộ Văn Hoá ở vùng cao. Họ xem cánh làm báo chúng tôi như người bạn thân thiết để trút bầu tâm sự, bày tỏ nguyện vọng của bản thân, của cộng đồng. Trong cái bắt tay tiễn biệt có cả niềm tin mà các đồng nghiệp đã gửi gắn nơi những người bản làm báo thuộc khối ASEAN đã đồng hành cùng nhóm DTBĐ.
Vì
lý do khác nhau mà người Khơ mú (Thanh Chương – Nghệ An) phải rời bỏ quê hương
để bắt dầu lại cuộc sống mới tại một nơi xa lạ. Sau nhiều tháng năm bỡ ngỡ các
cộng đồng này đã bắt nhịp được với cuộc sống tại chốn ở mới và đang không ngừng
nỗ lực vươn lên trong lao động sản xuất cũng như việc bảo vệ những khu rừng hay
gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Các bạn trẻ ở xóm người Khơ Mú bản
Xôp Kha xã ( Yên Hoa – Tương Dương ) vẫn giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Vào độ
tiết thanh minh (3/3 âm lịch) già làng. Tang Văn Hợi ở bản Xôp Kha vẫn dắt con
cháu ra khu nghĩa địa của xóm chăm chút cho từng nấm mộ người thân như từ khi
mới bắt đầu cuộc sống của họ . vào dịp tháng 4, đi qua xóm thấy bà con vào rừng
làm nương, rãy và chăm sóc những khu rừng chuẩn bị cho vụ mùa trong năm, như
trồng rừng cũng đang góp phần ổn định cuộc sống cho bà con nơi đây. Lòng lại
ước giá như giữa không gian ngát xanh này chợt vang lên một câu hát (Tơm )đó sẽ là một điều tuyệt diệu. Chắc
hẳn những người trăn trở với văn hóa Khơ Mú như ông Xeo Đại Chiến hay Bác Ốc Công Dần, tôi đã gặp trong khi
thực hiện chuyên đề sẽ nguôi đi phần nào nỗi nhớ hát tơm.
Người
Khơ mú ở lòng hồ thủy điện Bản Vẽ đã hy sinh lợi ích của cộng đồng làng bản để
phục vụ cho một công trình trọng điểm quốc gia, nhà máy thủy điện lớn nhất Bắc
miền trung. Rời xa bản cũ từ 6 năm nay những điệu hát tơm, đặc sản văn hóa của
người Khơ mú vẫn được lưu giữ vẹn nguyên trong cộng đồng tại nơi cư trú mới xã
Xiêng My (Tương Dương – Nghệ An ).
Cộng
đồng có tên gọi đáng thương theo tiếng Thái, người Ơ Đu để lại nhiều trăn trở
nhất khi số người nói được tiếng mẹ đẻ chỉ còn đến trên đầu ngón tay. Nghĩa là
cũng chỉ còn ngần ấy người còn biết cách cử hành lễ cúng vốn cần dùng đến tiếng
Ơ Đu. Phần nhiều họ đều đã ở tuổi xế chiều. Ngày nay khi đã về cư trú tại bản
Văng Môn (Nga My – Tương Dương) thì không gian sinh hoạt và nhà sàn truyền
thống của người Ơ Đu cũng coi như mai một.
Người
Đan Lai ở Con Cuông và Tầy Poọng ở xã Tam Hợp huyện Tương Dương vốn có chung
một gốc gác từ người Kinh (Thanh Chương – Nghệ An). 2 cộng đồng này, nhất là
người Tầy Poọng khá ít ỏi về nhân khẩu. Về văn hóa ngoài nhà sàn và tiếng nói
ra dường như cũng không còn sự khác biệt nào so với người Thái và Khơ mú.
Sự
mai một văn hóa cũng là vấn đề chung của tất cả các cộng đồng thiểu số. Một
điều đáng phải suy nghĩ là hầu như họ đều nhận thức được nguy cơ đó và tỏ ra lo
lắng. Mối lo này không chỉ là nỗi hoài cổ của người già kẻ cả, những bạn trẻ
(không phải là nhiều) cũng rất quan tâm đến vốn văn hóa cổ truyền của cha ông.
Trong hội xuân vừa qua tại xã Xiêng My huyện Tương Dương - Nghệ An, điệu nhuôn
Thái vẫn được thể hiện bởi những người rất trẻ bằng cả sự đam mê. Nhưng rồi ai
cũng biết rằng dường như những bản sắc này chỉ còn sống sót trên sân khấu hay
mỗi khi có hội hè. Bạn trẻ miền núi cũng như miền xuôi ngày nay còn mấy ai yêu
dân ca (?)
Sự
mai một không chỉ xảy đến với các loại hình dân ca mà còn tác động đến môi
trường thiên nhiên rồi cả lời ăn tiếng nói, trang phục, phong tục, tập quán...
Vấn đề này để lại sự trăn trở, day dứt đối với những người nghiên cứu văn hóa,
trong đó có thạc sỹ. Vi Tân Hợi Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương vừa là Hội
viên hội văn học dân gian tỉnh Nghệ An.
Theo
ông Vi Tân Hợi việc bảo tồn các di sản văn hóa các cộng đồng thiểu số là cấp
thiết, không chỉ ở huyện Tương Dương. Nghệ An mà của cả nước. Ông cũng cho rằng
trước khi triển khai những dự án bảo tồn một loại hình văn hóa các cộng đồng
thiểu số như tiếng Ơ Đu hay chữ Thái chặng hạn ngành văn hóa cần phải khảo sát
lại một cách kỹ càng. Mục địch của việc khảo sát lại này nhằm đánh giá đúng
hiện trạng của loại hình văn hóa, bởi hầu như những tài liệu về các cộng đồng
thiểu số đều dựa trên những dữ liệu của các cuộc khảo sát cách đầy hàng chục
năm.
Một
vấn đề khác không kém phần quan trọng là việc bảo tồn này phải xuất phát từ
chính nguyện vọng của người dân. Theo ông Hợi thì chính ý thức người dân tộc
bản địa mới có thể quyết định được việc có thể gìn giữ được hay không một loại
hình văn hóa. Trong những cộng đồng ở Tương Dương, Quỳ Hợp, chữ Lai Tay, chữ
Lai Pao hay chữ Thái Việt Nam vẫn còn được nhiều người sử dụng, lứa trẻ vẫn ưa
thích còn tiếng Ơ Đu dường như chỉ được lớp trẻ sự dụng trên lớp học, về nhà
lại giao tiếp bằng tiếng Thái. Chính vì vậy mà việc bảo tồn chứ viết, tiếng này
có vẻ như là điều bất khả thi.
Ông
Vi Tân Hợi cũng cho rằng việc chăm lo đới sống cho nhân dân sẽ là một thứ xúc
tác đối với việc bảo tồn các giá trị văn hóa. Ví như đối với nhà sàn chặng hạn.
Đó là một đặc sản văn hóa của người Thái. Trước đây từng có phong trào bỏ nhà
sàn ở nhà xây trên nhiều địa phương nhưng khi cuộc sống khấm khá lên người Thái
lại quay trở lại với nhà sàn truyền thống của họ…!
Bài và ảnh: Lô May Hằng
VTIK Tương Dương (
Nghệ An )
0 nhận xét :
Đăng nhận xét